Contents
- 1 Ý NGHĨA CỦA HOA ĐỖ QUYÊN CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHO HOA LUÔN TƯƠI ĐẸP
- 1.1 Cây hoa đỗ quyên còn gọi là cây sơn trà hoa, sơn thạch lựu hay mãn sơn hồng. Có nguồn gốc từ vùng ôn đới, là quốc hoa của đất nước Nepal. Tại Việt Nam, chỉ có những vùng núi Sa Pa , Bạch Mã, Tam Đảo…có đỗ quyên mọc tự nhiên
- 1.2 Cây có dạng thân gỗ khẳng khiu, cao khoảng 0,5 – 2m,vỏ sần sùi sống lâu năm. Lá cây đỗ quyên thường mọc so le, có màu xanh đậm, hình bầu dục, kích thước1 – 2cm.
- 1.3 Hoa đỗ quyên có rất nhiều màu khác nhau như trắng, phớt hồng, tím, đỏ… Có mùi thơm nhẹ, dễ chịu. Một bông hoa được tạo thành từ rất nhiều cánh xoăn, xếp chồng lên nhau. Được mệnh danh là loài hoa mang đến sự hạnh phúc và thịnh vượng cho con người. Hoa đỗ quyên thường nở hoa vào đúng dịp lễ Tết Nguyên Đán. Hoa rất bền có thể chơi được 2 tháng và được ưa chuộng tại Việt Nam.
- 1.3.1 Ý nghĩa của cái tên hoa ” Đỗ Quyên”
- 1.3.1.1 Nhắc đến ý nghĩa hoa đỗ quyên, chúng ta không thể không nhắc đến sự tích của loài hoa này. Truyện xưa kể rằng, rất lâu trước đây, có 2 vợ chồng sống hạnh phúc cùng nhau tại một ngôi làng nhỏ. Ban ngày, người chồng thường hay vào rừng sâu săn bắn, đốn củi. Nhưng rồi một hôm, người chồng đi rồi mãi không thấy trở về.
- 1.3.1.2 Người vợ cứ đợi chồng mòn mỏi suốt 1 tháng, 2 tháng rồi 3 tháng mà không thấy bất kỳ tin tức nào. Đến một ngày nọ, nàng quyết tâm khăn gói đi vào rừng sâu để tìm chồng. Nhưng định mệnh dường như muốn trêu đùa họ, buổi sáng người vợ vừa cất bước ra đi thì buổi chiều người chồng trở. Người Chồng nghe hàng xóm kể lại chuyện bèn quay trở lại rừng sâu đi tìm vợ mình.
- 1.3.1.3 Lại nói đến người vợ, nàng đi vào rừng tìm chồng ngày qua ngày nhưng chẳng tìm thấy. Đến một ngày nọ, nàng kiệt sức và gục xuống chết bên một tảng đá. Nơi đó sau này mọc lên một cây hoa rất đẹp, mỗi khi xuân về đều tỏa hương thơm ngát. Hồn người vợ sau khi mất gặp được Tiên Ông liền kể lại đầu đuôi sự tình. Tiên Ông nghe xong liền đặt tên cho loài hoa này là hoa Đỗ.
- 1.3.1.4 Về phần người chồng, suốt dọc đường đi, chàng gọi tên vợ không ngừng nhưng sau bao ngày. Chàng cũng gục xuống vì kiệt sức ngay dưới tảng đá đó. Hồn người chồng hóa thành một loài chim đơn độc, thường hót vào mỗi buổi chiều khi hoàng hôn về. Tiên Ông cảm động tiếc thương cho tình yêu của 2 vợ chồng này mà đặt tên cho loài chim kia là chim Quyên. Sau này, dân gian vì mong muốn 2 vợ chồng đoàn tụ với nhau trong hạnh phúc nên gọi loài hoa kia là hoa ” Đỗ Quyên”.
- 1.3.1.5 Ý nghĩa của hoa đỗ quyên chính là tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng chung thủy, son sắt. Tại Trung Quốc, hoa đỗ quyên còn được coi là biểu tượng cho sự ôn hòa, dịu dàng và nữ tính. Ngoài hai ý nghĩa này, cây hoa đỗ quyên cũng còn có rất nhiều ý nghĩa khác.
- 1.3.2 Ý nghĩa của hoa đỗ quyên trong phong thủy
- 1.3.2.1 Trong phong thủy, cây tượng trưng cho sự ấm áp, sum vầy, xua đuổi tà khí, mang lại may mắn cho gia chủ. Nên vào dịp Tết Nguyên Đán, các gia đình rất thích trồng loài hoa này tượng chưng cho sự xum vầy.
- 1.3.2.2 Đỗ quyên tím và hồng: Tượng trưng cho sự vui vẻ và không căng thẳng. Đỗ quyên vàng: Tượng trưng cho tình bạn và gia đình. Đỗ quyên trắng (bạch quyên): Mang đến cảm giác thanh khiết, sự kiềm chế và lịch sự. Đỗ quyên đỏ: Đại diện cho tình yêu của vợ với chồng, cho sự lãng mạn và đam mê.
- 1.3.3 Cách trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên
- 1.3.4 Bước 1: Chọn giống
- 1.3.5 Bước 2: Chọn đất
- 1.3.6 Bước 3: Chọn chậu
- 1.3.7 Bước 4: Vị trí đặt cây
- 1.3.8 Cách chăm sóc hoa đỗ quyên
- 1.3.8.1 Đỗ quyên không chịu được khô hạn và ngập úng, nếu thiếu nước, cây sẽ bị vàng lá. Còn nếu thừa nước, thì rễ cây bị thối và cây sẽ chết. Vì vậy, trong điều kiện thời tiết bình thường thì mỗi ngày tưới cho cây 1lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Bên cạnh đó, bạn cần tăng lượng nước tưới khi cây vào giai đoạn nứt nụ. Khi tưới phải dùng bình phun sương tưới toàn bộ cây.
- 1.3.8.2 Để kích thích cây lên chồi thì bạn hầu như không cần tưới cây mà chỉ nên tưới đủ để đất ẩm. Sau đó khoảng nửa tháng, bạn bắt đầu dùng nước đậu chua hoặc nước gạo để tưới cho cây.
- 1.3.9 Bón phân
- 1.3.9.1 Khi cây còn nhỏ thì bạn chưa cần phải bón phân, khoảng 2 năm bạn mới phải bón phân cho cây.
- 1.3.9.2 Các cây trồng từ 2- 3 năm tuổi: Cách 15 ngày bạn tưới phân loãng một lần và chỉ tưới vào đợt đầu năm. Các cây trên 4 năm tuổi: Vào mùa xuân và mùa hạ, bạn bón 2 lần phân khô. Đến giữa tháng 6 lại bón phân NPK và sau tháng 6 thì không bón phân nữa. Ngoài ra, vào mùa hè bạn cần giảm số lần tưới phân vì sẽ khiến cây bị vàng lá.
- 1.3.10 Tỉa cành
- 1.3.10.1 Cách chăm sóc hoa đỗ quyên
- 1.3.10.2 Thời điểm thích hợp để bạn tiến hành cắt tỉa được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn sinh trưởng, giai đoạn ngủ nghỉ. Ở giai đoạn sinh trưởng bạn tiến hành bấm ngọn, uốn cành, xếp dáng cho cây.
- 1.3.10.3 Bạn cũng phải cắt tỉa các cành lá vàng úa, cành sâu bệnh để tránh lây lan sang các cành khỏe mạnh.
- 1.3.11 Phòng trừ sâu bệnh
- 1.3.11.1 Cây hoa đỗ quyên có thể gặp phải khá nhiều loại sâu, bệnh gây hại cho cây. Như nhện đỏ, rệp ống, sâu ngắn, bệnh thối rễ, bệnh đốm nâu…
- 1.3.11.2 Với nhện đỏ: Dùng thuốc DDVP0,1% pha theo hướng dẫn xong phun cho cây. Với rệp ống: Dùng thuốc Rogor0,1% phun xử lý ngay từ giai đoạn rệp đẻ trứng. Với sâu ngắn: Dùng Sumithion 0,2% phun diệt. Bệnh thối rễ: Để giải quyết tình trạng này thì việc bạn cần làm đầu tiên là thay đất và. Bên cạnh đó bạn cũng cần dùng thêm thuốc tím 0,1%, sunfat sắt 2% hoặc topxin 0,1% để tưới cho cây. Chúng tôi đã chia sẻ về ý nghĩa hoa đỗ quyên, cách trồng và chăm sóc thế nào cho đúng. Hy vọng rằng với hướng dẫn của chúng tôi, bạn sẽ trồng thành công.
- 1.3.1 Ý nghĩa của cái tên hoa ” Đỗ Quyên”
Ý NGHĨA CỦA HOA ĐỖ QUYÊN CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHO HOA LUÔN TƯƠI ĐẸP
CÂY TÙNG LA HÁN TRANG TRÍ SÂN VƯỜN TIỂU CẢNH, HỒ CÁ KOI
CÂY PHI LAO TRỒNG ĐỒI, TRỒNG CÔNG TRÌNH BÓNG MÁT
HOA HỒNG CỔ SAPA ĐẸP
Cây hoa đỗ quyên còn gọi là cây sơn trà hoa, sơn thạch lựu hay mãn sơn hồng. Có nguồn gốc từ vùng ôn đới, là quốc hoa của đất nước Nepal. Tại Việt Nam, chỉ có những vùng núi Sa Pa , Bạch Mã, Tam Đảo…có đỗ quyên mọc tự nhiên
Cây có dạng thân gỗ khẳng khiu, cao khoảng 0,5 – 2m,vỏ sần sùi sống lâu năm. Lá cây đỗ quyên thường mọc so le, có màu xanh đậm, hình bầu dục, kích thước1 – 2cm.
Hoa đỗ quyên có rất nhiều màu khác nhau như trắng, phớt hồng, tím, đỏ… Có mùi thơm nhẹ, dễ chịu. Một bông hoa được tạo thành từ rất nhiều cánh xoăn, xếp chồng lên nhau. Được mệnh danh là loài hoa mang đến sự hạnh phúc và thịnh vượng cho con người. Hoa đỗ quyên thường nở hoa vào đúng dịp lễ Tết Nguyên Đán. Hoa rất bền có thể chơi được 2 tháng và được ưa chuộng tại Việt Nam.

Ý nghĩa của cái tên hoa ” Đỗ Quyên”
Nhắc đến ý nghĩa hoa đỗ quyên, chúng ta không thể không nhắc đến sự tích của loài hoa này. Truyện xưa kể rằng, rất lâu trước đây, có 2 vợ chồng sống hạnh phúc cùng nhau tại một ngôi làng nhỏ. Ban ngày, người chồng thường hay vào rừng sâu săn bắn, đốn củi. Nhưng rồi một hôm, người chồng đi rồi mãi không thấy trở về.
Người vợ cứ đợi chồng mòn mỏi suốt 1 tháng, 2 tháng rồi 3 tháng mà không thấy bất kỳ tin tức nào. Đến một ngày nọ, nàng quyết tâm khăn gói đi vào rừng sâu để tìm chồng. Nhưng định mệnh dường như muốn trêu đùa họ, buổi sáng người vợ vừa cất bước ra đi thì buổi chiều người chồng trở. Người Chồng nghe hàng xóm kể lại chuyện bèn quay trở lại rừng sâu đi tìm vợ mình.
Lại nói đến người vợ, nàng đi vào rừng tìm chồng ngày qua ngày nhưng chẳng tìm thấy. Đến một ngày nọ, nàng kiệt sức và gục xuống chết bên một tảng đá. Nơi đó sau này mọc lên một cây hoa rất đẹp, mỗi khi xuân về đều tỏa hương thơm ngát. Hồn người vợ sau khi mất gặp được Tiên Ông liền kể lại đầu đuôi sự tình. Tiên Ông nghe xong liền đặt tên cho loài hoa này là hoa Đỗ.

Về phần người chồng, suốt dọc đường đi, chàng gọi tên vợ không ngừng nhưng sau bao ngày. Chàng cũng gục xuống vì kiệt sức ngay dưới tảng đá đó. Hồn người chồng hóa thành một loài chim đơn độc, thường hót vào mỗi buổi chiều khi hoàng hôn về. Tiên Ông cảm động tiếc thương cho tình yêu của 2 vợ chồng này mà đặt tên cho loài chim kia là chim Quyên. Sau này, dân gian vì mong muốn 2 vợ chồng đoàn tụ với nhau trong hạnh phúc nên gọi loài hoa kia là hoa ” Đỗ Quyên”.
Ý nghĩa của hoa đỗ quyên chính là tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng chung thủy, son sắt. Tại Trung Quốc, hoa đỗ quyên còn được coi là biểu tượng cho sự ôn hòa, dịu dàng và nữ tính. Ngoài hai ý nghĩa này, cây hoa đỗ quyên cũng còn có rất nhiều ý nghĩa khác.
Ý nghĩa của hoa đỗ quyên trong phong thủy
Trong phong thủy, cây tượng trưng cho sự ấm áp, sum vầy, xua đuổi tà khí, mang lại may mắn cho gia chủ. Nên vào dịp Tết Nguyên Đán, các gia đình rất thích trồng loài hoa này tượng chưng cho sự xum vầy.

Đỗ quyên tím và hồng: Tượng trưng cho sự vui vẻ và không căng thẳng.
Đỗ quyên vàng: Tượng trưng cho tình bạn và gia đình.
Đỗ quyên trắng (bạch quyên): Mang đến cảm giác thanh khiết, sự kiềm chế và lịch sự.
Đỗ quyên đỏ: Đại diện cho tình yêu của vợ với chồng, cho sự lãng mạn và đam mê.
Cách trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên
Vốn là loài cây ôn đới nên ưa khí hậu mát mẻ bạn vẫn có thể tự trồng loại cây này ở nhà.
Bước 1: Chọn giống
Bạn nên chọn đỗ quyên Bỉ để trồng bởi cây nhỏ nhưng ra rất nhiều hoa, bông to lại chơi được lâu. Bạn có thể trồng bằng hạt giống hoặc giâm cành, chiết cành đều được. Nhưng nếu trồng trong nhà thì trồng bằng phương pháp giâm cành, chiết cành được ưu tiên hơn vì có tỷ lệ sống cao.
Bước 2: Chọn đất
Hoa đỗ quyên không chịu được đất kiềm, chỉ có giống đỗ quyên Bỉ là thích đất chua nhất. Khi trồng đỗ quyên, bạn cần chọn loại đất tơi xốp, mịn, nhiều dưỡng chất, thực hiện thoát nước và thoát khí tốt. Đất trồng hoa đỗ quyên nên pha thêm các loại mùn, lá cây họ tùng mục, thông để giữ ẩm cho cây.
Bước 3: Chọn chậu
Đỗ quyên là cây mọc cạn, rễ tán rộng chứ không đâm sâu nên bạn cần chọn loại chậu nông, rộng. Nên dùng chậu sứ hay chậu đất nung là đẹp và bền nhất. Trước khi cho đất vào lót phía dưới tấm lưới nhỏ rồi xếp 1 – 2 lớp sỏi rồi mới đổ đất lên trên. Làm như vậy sẽ giúp nước thoát tốt hơn. Sau đó bạn đổ đất vào đầy 1/2 – 1/3 thể tích chậu rồi mới tiến hành trồng cây vào. Trong quá trình sinh trưởng, rễ cây sẽ mọc lan dài ra, khi đó bạn có thể thay chậu và thay cả lớp đất trồng nếu muốn.
Bước 4: Vị trí đặt cây
Nếu trồng đỗ quyên trong nhà thì bạn nên đặt chậu cây ở nơi thoáng khí và đón ánh nắng mặt trời. Buổi tối cho chậu ra ngoài trời để cây đón sương. Để cây ra hoa đẹp và có sức sống tốt thì cứ cách khoảng 1 tháng bạn cho cây ra ngoài phơi nắng 1 lần. Đỗ quyên sinh trưởng tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ khoảng 18°C vào ban đêm và khoảng 27°C vào ban ngày.
Cách chăm sóc hoa đỗ quyên
Đỗ quyên không chịu được khô hạn và ngập úng, nếu thiếu nước, cây sẽ bị vàng lá. Còn nếu thừa nước, thì rễ cây bị thối và cây sẽ chết. Vì vậy, trong điều kiện thời tiết bình thường thì mỗi ngày tưới cho cây 1lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Bên cạnh đó, bạn cần tăng lượng nước tưới khi cây vào giai đoạn nứt nụ. Khi tưới phải dùng bình phun sương tưới toàn bộ cây.
Để kích thích cây lên chồi thì bạn hầu như không cần tưới cây mà chỉ nên tưới đủ để đất ẩm. Sau đó khoảng nửa tháng, bạn bắt đầu dùng nước đậu chua hoặc nước gạo để tưới cho cây.

Bón phân
Khi cây còn nhỏ thì bạn chưa cần phải bón phân, khoảng 2 năm bạn mới phải bón phân cho cây.
Các cây trồng từ 2- 3 năm tuổi: Cách 15 ngày bạn tưới phân loãng một lần và chỉ tưới vào đợt đầu năm.
Các cây trên 4 năm tuổi: Vào mùa xuân và mùa hạ, bạn bón 2 lần phân khô. Đến giữa tháng 6 lại bón phân NPK và sau tháng 6 thì không bón phân nữa.
Ngoài ra, vào mùa hè bạn cần giảm số lần tưới phân vì sẽ khiến cây bị vàng lá.
Tỉa cành
Cách chăm sóc hoa đỗ quyên
Thời điểm thích hợp để bạn tiến hành cắt tỉa được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn sinh trưởng, giai đoạn ngủ nghỉ. Ở giai đoạn sinh trưởng bạn tiến hành bấm ngọn, uốn cành, xếp dáng cho cây.
Bạn cũng phải cắt tỉa các cành lá vàng úa, cành sâu bệnh để tránh lây lan sang các cành khỏe mạnh.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây hoa đỗ quyên có thể gặp phải khá nhiều loại sâu, bệnh gây hại cho cây. Như nhện đỏ, rệp ống, sâu ngắn, bệnh thối rễ, bệnh đốm nâu…
Với nhện đỏ: Dùng thuốc DDVP0,1% pha theo hướng dẫn xong phun cho cây.
Với rệp ống: Dùng thuốc Rogor0,1% phun xử lý ngay từ giai đoạn rệp đẻ trứng.
Với sâu ngắn: Dùng Sumithion 0,2% phun diệt.
Bệnh thối rễ: Để giải quyết tình trạng này thì việc bạn cần làm đầu tiên là thay đất và. Bên cạnh đó bạn cũng cần dùng thêm thuốc tím 0,1%, sunfat sắt 2% hoặc topxin 0,1% để tưới cho cây.
Chúng tôi đã chia sẻ về ý nghĩa hoa đỗ quyên, cách trồng và chăm sóc thế nào cho đúng. Hy vọng rằng với hướng dẫn của chúng tôi, bạn sẽ trồng thành công.
NHÀ VƯỜN HOA ĐẠT CHUYÊN CUNG CẤP CÂY CẢNH, CÂY CÔNG TRÌNH
ĐỊA CHỈ: ĐIỀN XÁ, NAM TRỰC, NAM ĐỊNH
HOTLINE: 0984 114 765
Hãy là người đầu tiên nhận xét “CÂY ĐỖ QUYÊN”