HOA NGŨ SẮC – CÔNG DỤNG – CÁCH TRỒNG & NHÂN GIỐNG

Contents

HOA NGŨ SẮC – CÔNG DỤNG – CÁCH TRỒNG & NHÂN GIỐNG TẠI NHÀ CHO CÁC BẠN YÊU HOA

Ngũ sắc là loài cây thân gỗ, mọc theo dạng bụi nhỏ. Thân cây có nhiều u bướu, lông và gai. Khi nhỏ thì có màu xanh và sẽ chuyển sang màu nâu lúc cây về già. Cây hoa có kích thước chiều cao trung bình khoảng từ 2m.

Lá hình trái xoan, mọc đối, phần đầu nhọn còn phía đầu cuống tròn hoặc hình tim. Lá có màu xanh, mặt dưới có lông và phần viền lá có răng cưa.

Mỗi bông đơn bao gồm 4 cánh hoa tạo thành hình tròn lõm ở giữa. Chúng kết thành từng chùm mọc trên đỉnh có nhiều màu sắc. Màu hoa rất đặc biệt, chúng thường chuyển từ màu này sang màu khác. Từ vàng sang cam, sau đó chuyển thành màu đỏ. Cũng chính vì thế mà hoa được gọi là ngũ sắc.

Hoa ngũ sắc nở quanh năm, và hoa sẽ nở càng rực rỡ khi khí hậu khắc nghiệt. Đến tháng 4 – 9 cây sẽ ra quả. Quả ngũ sắc thường có dạng hình cầu, vỏ cứng và xù xì. Chúng thường sẽ có màu đen khi chín.

HOA HỒNG CỔ SAPA CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

NHỮNG CÂY HOA GIẤY ĐẸP NHIỀU MÀU BẠN NÊN BIẾT

TÙNG LA HÁN TRANG TRÍ SÂN VƯỜN, TIỂU CẢNH, HỒ KOI.

HOA-NGU-SAC
CÂY NGŨ SẮC TRỒNG CHẬU TRANG TRÍ

CÔNG DỤNG HOA NGŨ SẮC

Đây là loài hoa với màu sắc rực rỡ, xinh đẹp được mọi người yêu thích. Thường trồng nhiều ở sân vườn, tiểu sảnh, văn phòng, công trình, khuôn viên,… Ngoài ra, cây rất nhiều hoa và nở quanh năm nên cũng thường được trồng làm tiểu cảnh, hàng viền.

Cây hoa cũng được nhiều người trồng như cây bonsai để trang trí nghệ thuật. Những cây hoa ngũ sắc bonsai thường được cắt các cục u bướu ở thân đi và uốn tỉa. Tạo thành nhiều dáng thế đẹp khác nhau như dáng huyền, dáng trực, dáng thác đổ,… Hay người ta còn sử dụng cách ghép hoa ngũ sắc lên cây thân gỗ khác để tạo dáng độc.

Ngoài làm cảnh, ngũ sắc còn có tác dụng y học. Lá ngũ sắc có vị đắng, tính mát có thể tiêu độc, tiêu viêm và hạ sốt. Và có tác dụng chữa trị các vết chàm, nấm, ghẻ lở rất hiệu quả. Không những thế, lá ngũ sắc nhai kỹ có thể đắp lên vết thương hoặc cầm máu. Bằng cách chườm nóng thì có thể trị được bệnh thấp khớp.

Hoa ngũ sắc có vị nhạt, tính mát đem đi phơi rồi lấy nước uống. Tác dụng hạ huyết áp, trị lao hay ho ra máu, cầm máu. Rễ cây hoa ngũ sắc tính mát, có vị dịu nên giảm đau hạ sốt rất hiệu quả.

HOA-NGU-SAC
HOA NGŨ SĂC ĐẸP LUNG LINH

CÁCH TRỒNG HOA NGŨ SẮC
Kỹ thuật nhân giống
Hiện có 2 phương pháp nhân giống hoa ngũ sắc phổ biến đó là gieo hạt hoặc giâm cành. Việc giâm cành nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thu hoạch hạt, khi hết hoa quả già ta có thể thu hoạch, đem phơi rồi gói giấy để nơi khô ráo. Thời gian sinh trưởng của hoa ngũ sắc rất ngắn chỉ 60 ngày là cây đã nở rất đẹp.

Theo phương pháp giâm cành. Vào mùa xuân cắt cành bánh tẻ dài khoảng 15cm, mỗi cành có 3 chồi. Cắm vào trong đất cát, giữ ẩm thường xuyên, khoảng 20 ngày sau thì cành giâm mọc rễ, đồng thời ra nhánh mới.

Theo phương pháp gieo hạt. Gieo hạt và tưới ẩm, sau 4 ngày là nảy mầm, 15 ngày nhổ cây con đem trồng với mật độ 30x30cm. Trồng cây cần phải để ý nếu rễ cây phát triển quá lớn phải đổi sang chậu to hơn nếu không dễ bị rối. Nhưng trước khi đổi chậu mới hãy tiến hành cắt tỉa rễ và cành.

HOA-NGU-SAC
HOA NGŨ SẮC GHÉP TRỒNG BONSAI

Kỹ thuật trồng

Thời điểm thích hợp nhất vào tháng 10 để hoa nở đúng vào thời vụ dịp Tết. Nên trồng ở nơi có đủ ánh nắng và điều kiện thoát nước tốt để hoa có màu đẹp hơn. Cây hoa ngũ sắc có hai loại là loại thẳng đứng và loại hoa thân bò… Hoa ngũ sắc là loại cây hoa ngắn ngày có thể chịu được giá rét.

Nên trồng cây ở nơi có ánh sáng và độ ẩm đầy đủ, tốt nhất là trồng ở ngoài trời. Vì nếu trồng cây ở những nơi quá ẩm thấp thì cây có thể dễ bị nấm và nhiễm bênh.

Cây hoa không ưa ngập úng nên đất cần tơi xốp bạn có thể pha thêm cát để cây thoát nước tốt. Nếu trồng ở đất thịt khả năng thoát nước kém thì nên hạn chế số lần tưới nước lại. Cây có tán lá rộng, nở hoa nhiều, thân cây có thể phát triển to nên cần chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu trồng trong chậu cần bổ sung dinh dưỡng và thay đất mỗi năm một lần.

HOA-NGU-SAC
HOA NGŨ SẮC TRỒNG CÔNG TRÌNH, SÂN VƯỜN

CÁCH CHĂM SÓC HOA NGŨ SẮC
Ánh sáng
Cây hoa phát triển ngoài tự nhiên rất tốt mỗi ngày cần 5 giờ ánh sáng trực tiếp. Khi đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng cây sẽ xanh tốt và ra hoa quanh năm. Tốt nhất là nên trồng hoa dưới tán một cây to lớn, hoa rất thích hợp với khí hậu nước ta.

Tưới nước
Nên tưới nước 3 ngày một lần, tránh tưới quá nhiều làm rễ cây bị thối nhất là khi trồng trong chậu.

Phân bón
Các loại cây cảnh trồng trong chậu, không nên sử dụng phân vô cơ sẽ làm cây hoa bị xót teo rễ. Muốn cây luôn xanh tốt thì khi chăm sóc, nên sử dụng phân chuồng hoặc phân bò ủ hoai. Khi bón phân cần xới đất ở thành chậu lên rải đều xung quanh chậu.

Phòng chữa sâu bệnh

Một yếu tố thuận lợi nữa khi trồng và chăm sóc cây cảnh này đó là rất ít sâu bệnh. Nếu thấy hiện tượng trên cần tiến hành dùng thuốc trị theo hướng dẫn. Bạn có thể đến cửa hàng vật tư nông nghiệp mua thuốc để hướng dẫn cụ thể.

Cắt tỉa cành lá

Trong quá trình chăm sóc cây đang ra hoa thì không nên cắt tỉa lá. Khi cây hết hoa, lá già ta có thể cắt để tạo dáng theo ý mình. Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc để cây có khả năng hấp thụ được chất dinh dưỡng.

HOA-NGU-SAC
HOA NGŨ SẮC THÍCH HỢP TRỒNG HÀNG VIỀN CÔNG TRÌNH

Kỹ thuật tạo bonsai

Cây ngũ sắc cũng khá được ưa chuộm để làm cây bonsai. Chọn cây có thân to, xù sì loại này thường mọc ở vùng núi đá. Sau đó người ta cắt tạo dáng. Ngâm nước gốc hoa này trong nước 30 phút sau đó vùi gốc này vào cát để ở nơi thoáng mát.

Sau 30 ngày cây sẽ bắt đầu lên, khi các cành già ta có thể tạo dáng và ghép hoa cho nó. Cây có thể ghép được rất nhiều loại hoa khác để được cây có nhiều hoa khác nhau.

Hoa ngũ sắc là loài hoa rực rỡ, dễ trồng, dễ chăm sóc và có nhiều công dụng. Hy vọng chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cây ngũ sắc.

NHÀ VƯỜN HOA ĐẠT CHUYÊN CUNG CẤP CÂY CẢNH, CÂY CÔNG TRÌNH

ĐỊA CHỈ: ĐIỀN XÁ, NAM TRỰC, NAM ĐỊNH

HOTLINE: 0984 114 765

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0984 114 765
Chat Zalo
Gọi điện ngay