Contents
- 1 CÂY CỎ LAN CHI- CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
- 1.1 Cây cỏ lan chi hay còn gọi là cỏ lan chi, cây cỏ nhện, cây thảo lan chi, cây lan bạch chỉ, cây mạng nhện. Tên khoa học của nó là Chlorophytum bichetii. Cây thuộc họ thực vật Asphodelaceae là họ tỏi rừng có nguồn gốc xuất xứ từ châu phi, hiện nay ở Việt Nam cây này được trồng nhiều và có ở khắp mọi nơi.
- 1.2 Cây cỏ lan chi là loại cây thường xanh, phát triển nhanh. Chúng thường mọc thành bụi nhỏ, cao khoảng 20 – 40 cm. Cây lan chi lây lan rất nhanh với bán kính 60cm hoặc hơn thế khi trồng trên mặt đất, nhưng lây lan ít hơn khi trồng trong chậu.
- 1.3 Cây lan bạch chỉ (tên gọi khác của cây lan chi) có 2 loại cơ bản đó là lá dài và lá sọc. Cây lan chi lá dài nhìn giống lá hẹ. Có lá xanh như lá lúa và nhìn không bắt mắt bằng cây lan chi lá sọc. Vì thế mà lan chi lá sọc được ưa thích trong cây cảnh hơn.
- 1.3.1 Phần 1: Tác dụng của cây lan chi
- 1.3.1.1 Cây cỏ lan chi mang hình dáng nhỏ bé nhưng nó lại là loài cây rất có ích trong đời sống. Nó là loài cây có khả năng hút độc trong không khí và thanh lọc không khí rất tốt. Vì vậy nó được rất nhiều người ưa chuộng trồng trong nhà.
- 1.3.1.2 Với kích thước cây nhỏ nên rất thích hợp để ở bàn học, bàn làm việc, phòng khách, kệ sách, hoặc treo bên khung cửa sổ. Ngoài ra, cây lan chi cũng thường hay được dùng để trồng làm viền khuôn viên. Làm nền cho những chỗ trống trong các đồi tiểu cảnh, khuôn viên công viên, những nơi công cộng.
- 1.3.2 Phần 2: Ý nghĩa cây cỏ lan chi
- 1.3.2.1 Cây được coi là loại cây mang đến may mắn và tài lộc cho người sở hữu chúng. Ngoài ra cây lan chi còn có có khả năng trừ tà, mang đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
- 1.3.2.2 Cây có màu xanh mướt kết hợp với viền trắng, vì vậy nó phù hợp với những người thuộc mệnh thủy. Những người mệnh thủy trồng cây này sẽ giúp mang đến thành công may mắn và tài lộc cho gia chủ và nó cũng là tốt nhất và phù hợp nhất cho những người tuổi mùi.
- 1.3.2.3 Cây lan chi rất dễ trồng, dễ mọc và phát triển mạnh trong bất cứ môi trường nào. Vì thế mà cây còn là đại diện cho ý chí kiên cường, mãnh liệt và không bao giờ từ bỏ. Khi đặt chậu cây lan chi để bàn là bạn tự đặt cho mình một mục tiêu mạnh mẽ, quyết tâm và không bao giờ chùn bước luôn tiến về phía trước dù cho có bất cứ khó khăn gì.
- 1.3.3 Phần 3; Cách trồng cây cỏ lan chi
- 1.3.3.1 Lan chi là một loài cây dễ trồng và nó có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Cây cỏ lan chi thường được nhân giống bằng cách tách cây con ra từ cây mẹ. Cắt nhánh của nó rồi giâm vào đất. Một thời gian cây sẽ bén rễ với đất mới và phát triển thành cây to.
- 1.3.3.2 Đặc biệt cây lan chi còn sống được trong môi trường toàn nước. Trồng cây cỏ lan chi trong nước không quá phức tạp. Để trồng cây lan chi thủy sinh trong nước. Đầu tiên ta tách cây con từ cây mẹ sao cho còn nguyên rễ. Rửa sạch đất ở rễ cây sau rồi cắm cây vào ly thủy tinh. Đổ nước ngập đến rễ. Nếu bình sâu thì bạn có thể có 1 chiếc giá đỡ cho cây không bị ngập. Thế là bạn đã có một cây cỏ lan chi trồng trong nước thật đẹp để trang trí bàn làm việc hoặc phòng khách rồi.
- 1.3.4 Phần 4; Cách chăm sóc cây cỏ lan chi
- 1.3.4.1 Lan chi này cũng rất dễ chăm sóc, không bị sâu nhiều. Chúng ta chỉ cần giữ ẩm cho cây với lượng nước vừa phải. Đủ nước là chúng mọc xanh tốt và nhanh lan thành bụi cây to.
- 1.3.4.2 Nếu là cây con mới trồng, khi bắt đầu mọc rễ bạn có thể để cây ngoài trời. Nhưng phải để trong bóng râm và tránh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp của mặt trời.
- 1.3.4.3 Nếu là cây trồng lâu và đang phát triển tốt bạn nên chăm bón và tỉa cho cây thường xuyên. Chu kỳ tháng/lần và luôn giữ cho đất ẩm điều kiện thoát nước tốt. Như vậy là cây có thể phát triển rất nhanh.
- 1.3.4.4 Đối với cây lan chi trồng trong văn phòng hoặc trong nhà. Bạn nên tưới cây lần/tuần nếu trồng trong chậu đất. Thay nước tuần/lần nếu trồng trong bình thủy tinh. Nên cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời bằng cách mang cây ra ngoài trời 2 lần/tuần.
- 1.3.4.5 Cây không những giúp hút bụi. Thanh lọc không khí mà còn mang màu xanh thiên nhiên cho không gian văn phòng của bạn.
- 1.3.1 Phần 1: Tác dụng của cây lan chi
CÂY CỎ LAN CHI- CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
Cây cỏ lan chi hay còn gọi là cỏ lan chi, cây cỏ nhện, cây thảo lan chi, cây lan bạch chỉ, cây mạng nhện. Tên khoa học của nó là Chlorophytum bichetii. Cây thuộc họ thực vật Asphodelaceae là họ tỏi rừng có nguồn gốc xuất xứ từ châu phi, hiện nay ở Việt Nam cây này được trồng nhiều và có ở khắp mọi nơi.
Cây cỏ lan chi là loại cây thường xanh, phát triển nhanh. Chúng thường mọc thành bụi nhỏ, cao khoảng 20 – 40 cm. Cây lan chi lây lan rất nhanh với bán kính 60cm hoặc hơn thế khi trồng trên mặt đất, nhưng lây lan ít hơn khi trồng trong chậu.
Cây lan bạch chỉ (tên gọi khác của cây lan chi) có 2 loại cơ bản đó là lá dài và lá sọc. Cây lan chi lá dài nhìn giống lá hẹ. Có lá xanh như lá lúa và nhìn không bắt mắt bằng cây lan chi lá sọc. Vì thế mà lan chi lá sọc được ưa thích trong cây cảnh hơn.
Phần 1: Tác dụng của cây lan chi
Cây cỏ lan chi mang hình dáng nhỏ bé nhưng nó lại là loài cây rất có ích trong đời sống. Nó là loài cây có khả năng hút độc trong không khí và thanh lọc không khí rất tốt. Vì vậy nó được rất nhiều người ưa chuộng trồng trong nhà.
Với kích thước cây nhỏ nên rất thích hợp để ở bàn học, bàn làm việc, phòng khách, kệ sách, hoặc treo bên khung cửa sổ. Ngoài ra, cây lan chi cũng thường hay được dùng để trồng làm viền khuôn viên. Làm nền cho những chỗ trống trong các đồi tiểu cảnh, khuôn viên công viên, những nơi công cộng.

Phần 2: Ý nghĩa cây cỏ lan chi
Cây được coi là loại cây mang đến may mắn và tài lộc cho người sở hữu chúng. Ngoài ra cây lan chi còn có có khả năng trừ tà, mang đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Cây có màu xanh mướt kết hợp với viền trắng, vì vậy nó phù hợp với những người thuộc mệnh thủy. Những người mệnh thủy trồng cây này sẽ giúp mang đến thành công may mắn và tài lộc cho gia chủ và nó cũng là tốt nhất và phù hợp nhất cho những người tuổi mùi.
Cây lan chi rất dễ trồng, dễ mọc và phát triển mạnh trong bất cứ môi trường nào. Vì thế mà cây còn là đại diện cho ý chí kiên cường, mãnh liệt và không bao giờ từ bỏ. Khi đặt chậu cây lan chi để bàn là bạn tự đặt cho mình một mục tiêu mạnh mẽ, quyết tâm và không bao giờ chùn bước luôn tiến về phía trước dù cho có bất cứ khó khăn gì.
Phần 3; Cách trồng cây cỏ lan chi
Lan chi là một loài cây dễ trồng và nó có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Cây cỏ lan chi thường được nhân giống bằng cách tách cây con ra từ cây mẹ. Cắt nhánh của nó rồi giâm vào đất. Một thời gian cây sẽ bén rễ với đất mới và phát triển thành cây to.
Đặc biệt cây lan chi còn sống được trong môi trường toàn nước. Trồng cây cỏ lan chi trong nước không quá phức tạp. Để trồng cây lan chi thủy sinh trong nước. Đầu tiên ta tách cây con từ cây mẹ sao cho còn nguyên rễ. Rửa sạch đất ở rễ cây sau rồi cắm cây vào ly thủy tinh. Đổ nước ngập đến rễ. Nếu bình sâu thì bạn có thể có 1 chiếc giá đỡ cho cây không bị ngập. Thế là bạn đã có một cây cỏ lan chi trồng trong nước thật đẹp để trang trí bàn làm việc hoặc phòng khách rồi.

Phần 4; Cách chăm sóc cây cỏ lan chi
Lan chi này cũng rất dễ chăm sóc, không bị sâu nhiều. Chúng ta chỉ cần giữ ẩm cho cây với lượng nước vừa phải. Đủ nước là chúng mọc xanh tốt và nhanh lan thành bụi cây to.
Nếu là cây con mới trồng, khi bắt đầu mọc rễ bạn có thể để cây ngoài trời. Nhưng phải để trong bóng râm và tránh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp của mặt trời.
Nếu là cây trồng lâu và đang phát triển tốt bạn nên chăm bón và tỉa cho cây thường xuyên. Chu kỳ tháng/lần và luôn giữ cho đất ẩm điều kiện thoát nước tốt. Như vậy là cây có thể phát triển rất nhanh.
Đối với cây lan chi trồng trong văn phòng hoặc trong nhà. Bạn nên tưới cây lần/tuần nếu trồng trong chậu đất. Thay nước tuần/lần nếu trồng trong bình thủy tinh. Nên cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời bằng cách mang cây ra ngoài trời 2 lần/tuần.
Cây không những giúp hút bụi. Thanh lọc không khí mà còn mang màu xanh thiên nhiên cho không gian văn phòng của bạn.
NHÀ VƯỜN HOA ĐẠT
ĐỊA CHỈ: ĐIỀN XÁ, NAM TRỰC, NAM ĐỊNH
HOTLINE: 0984 114 765