Contents
- 1 CÁCH TRỒNG CÂY LƯỠI HỔ XANH TẠI NHÀ LUÔN TƯƠI TỐT
- 1.1 Cây lưỡi hổ xanh hay còn được gọi là cây lưỡi cọp. Tên khoa học là Sansevieria trifasciata, thuộc họ Sansevieria. Cây lưỡi hổ xanh có nguồn gốc bắt nguồn từ Tây Phi, sau đó được du nhập qua các nước Châu Á.Ngày nay trở thành loại cây cảnh rất được yêu thích.
- 1.2 TÌM HIỂU VỀ CÂY LƯỠI HỔ TRẮNG
- 1.3 TÌM HIỂU VỀ CÂY LƯỠI HỔ THÁI
- 1.4 TÌM HIỂU VỀ CÂY KIM TIỀN
- 1.4.1 Đặc điểm của cây
- 1.4.2 Đặc điểm sinh trưởng
- 1.4.3 Lợi ích của cây
- 1.4.4 Ý nghĩa phong thủy
- 1.4.5 Cách trồng và chăm sóc
- 1.4.5.1 Đất trồng là trong những nhân tố quyết định sự phát triển của cây lưỡi hổ xanh. Vì vậy bạn cần chọn những loại đất trồng có lượng dinh dưỡng dồi dào, đất có độ ẩm và hệ thống thoát nước tốt.. Nên trộn đất trồng với phân chuồng hoai mục và bã mùn để cân bằng các chất dinh dưỡng.
- 1.4.5.2 Nhân giống thông thường có 2 cách để nhân giống cây lưỡi hổ xanh. Tách bụi hoặc giâm bằng lá.
- 1.4.5.3 Cách trồng với cách trồng bằng lá: Trước tiên, cần chọn những bẹ lá to, khỏe mạnh, cắt lát dài chừng 5 – 6cm. Giâm ½ khúc lá vào chậu hoặc trực tiếp xuống đất vườn đều được. Trồng bằng cách tách bụi: Từ 1 bụi cây mẹ, bạn có thể tách lấy những đoạn thân, hoặc rễ mầm để trồng. Sau khi trồng xong, bạn nên tưới cung cấp nước vừa đủ cho cây, đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao để cây có thể quang hợp và phát triển.
- 1.4.6 Cách chăm sóc cây
- 1.4.6.1 Tưới cây
- 1.4.6.2 Hằng này nên tưới cây đều đặn cho cây. Trồng cây trong chậu để trong văn phòng. Buổi sáng nên đem cây ra ngoài điều đó sẽ giúp cây hấp thụ độ ẩm và phát triển nhanh hơn. Vào mùa mưa, cần hạn chế tưới nước cho cây tháng tưới một lần. Tưới quá nhiều nước cây sẽ bị ngập úng, gây thối cây.
- 1.4.6.3 Bón phân
- 1.4.6.4 Bản thân cây lưỡi hổ xanh đã có đặc tính dẻo dai, phát triển mạnh. Không cần bón phân nhiều cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Để cây phát triển nhanh hơn, bạn có thể pha thêm 1 ít phân đạm với nước tưới cho cây 1 tháng tưới 1 lần.
- 1.4.6.5 Hướng dẫn trồng và chăm sóc
- 1.4.6.6 Thường bị sâu bệnh như bị thân đen, mềm; ngọn lá bị khô, xuất hiện từng mảng nâu, lá nhạt màu. Để phòng bệnh bạn nên chú ý điều chỉnh nhiệt độ cũng như ánh sáng cho cây thích hợp. Nếu rễ và thân bị thối nên điều chỉnh lại lượng nước cho cây, nên tưới ít nước. Bản thân cây là giống cây chứa nước rất dễ bị thối gốc nếu không được thoát nước kịp thời.
CÁCH TRỒNG CÂY LƯỠI HỔ XANH TẠI NHÀ LUÔN TƯƠI TỐT
Cây lưỡi hổ xanh hay còn được gọi là cây lưỡi cọp. Tên khoa học là Sansevieria trifasciata, thuộc họ Sansevieria. Cây lưỡi hổ xanh có nguồn gốc bắt nguồn từ Tây Phi, sau đó được du nhập qua các nước Châu Á.Ngày nay trở thành loại cây cảnh rất được yêu thích.
TÌM HIỂU VỀ CÂY LƯỠI HỔ TRẮNG
TÌM HIỂU VỀ CÂY LƯỠI HỔ THÁI
TÌM HIỂU VỀ CÂY KIM TIỀN

Đặc điểm của cây
Thuộc giống cây thân bụi, thường mọc ở sát gốc, có rễ chùm, tán nhỏ, mọc thẳng từ gốc lên. Lá lưỡi hổ xanh có hình dáng như mũi giáo cứng cáp, phần mặt lá có gân nhỏ chạy dọc với các đường vằn xanh đậm. Điểm nhận biết chính là màu xanh trên cây lưỡi hổ thường sáng hơn, và không có viền vàng xung quanh. Cũng như các vằn trên lá không có lẫn màu vàng hay màu xanh sáng. Hoa lưỡi hổ xanh thường có màu trắng, quả có dạng hình tròn, tuy nhiên rất hiếm thấy hoa và quả của lưỡi hổ xanh.
Đặc điểm sinh trưởng
Cây lưỡi hổ xanh là một trong những loại cây có sức sống mãnh liệt, dẻo dai. Dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện môi trường sống khác nhau. Cây có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh, thường được nhân giống bằng cách tách bụi. Có thể trồng được ở ngoài trời cũng như trồng trong phòng hoặc bàn làm việc đều được.
Lợi ích của cây
Lưỡi hổ xanh là loại cây được biết đến như một loại thuốc có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Điển hình như có tác dụng chữa các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, ho do thời tiết, viêm tai. Theo những nghiên cứu khoa học, lưỡi hổ xanh có cấu trúc đặc biệt giúp thanh lọc không khí trong lành. Hấp thụ những chất độc hại có trong không khí, thải ra những chất có lợi với môi trường. Để chậu lưỡi hổ xanh trong văn phòng hoặc phòng ngủ sẽ giúp bạn có một không gian trong lành. tạo nên sự thoải mái khi làm việc. Cây lưỡi hổ xanh còn lợi ích như chiếc hàng rào xinh đẹp cho ngôi nhà của bạn. Đồng thời, lưỡi hổ xanh có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng mất ngủ, đau đầu do căng thẳng.

Ý nghĩa phong thủy
Trong phong thủy, người ta tin rằng cây lưỡi hổ xanh có tác dụng xua đuổi những điều xấu xa, đen đủi. Mang lại sự may mắn, hạnh phúc cho chủ nhân. Ngoài ra, lưỡi hổ xanh còn có ý nghĩa mang lại sự tiền tài, danh vọng, vượng khí đối với gia chủ.Vì vậy lưỡi hổ xanh luôn được ưa chuộng để trồng trong nhà hoặc để ở nơi làm việc.
Cách trồng và chăm sóc
Đất trồng là trong những nhân tố quyết định sự phát triển của cây lưỡi hổ xanh. Vì vậy bạn cần chọn những loại đất trồng có lượng dinh dưỡng dồi dào, đất có độ ẩm và hệ thống thoát nước tốt.. Nên trộn đất trồng với phân chuồng hoai mục và bã mùn để cân bằng các chất dinh dưỡng.
Nhân giống thông thường có 2 cách để nhân giống cây lưỡi hổ xanh. Tách bụi hoặc giâm bằng lá.
Cách trồng với cách trồng bằng lá: Trước tiên, cần chọn những bẹ lá to, khỏe mạnh, cắt lát dài chừng 5 – 6cm. Giâm ½ khúc lá vào chậu hoặc trực tiếp xuống đất vườn đều được. Trồng bằng cách tách bụi: Từ 1 bụi cây mẹ, bạn có thể tách lấy những đoạn thân, hoặc rễ mầm để trồng. Sau khi trồng xong, bạn nên tưới cung cấp nước vừa đủ cho cây, đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao để cây có thể quang hợp và phát triển.

Cách chăm sóc cây
Tưới cây
Hằng này nên tưới cây đều đặn cho cây. Trồng cây trong chậu để trong văn phòng. Buổi sáng nên đem cây ra ngoài điều đó sẽ giúp cây hấp thụ độ ẩm và phát triển nhanh hơn. Vào mùa mưa, cần hạn chế tưới nước cho cây tháng tưới một lần. Tưới quá nhiều nước cây sẽ bị ngập úng, gây thối cây.
Bón phân
Bản thân cây lưỡi hổ xanh đã có đặc tính dẻo dai, phát triển mạnh. Không cần bón phân nhiều cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Để cây phát triển nhanh hơn, bạn có thể pha thêm 1 ít phân đạm với nước tưới cho cây 1 tháng tưới 1 lần.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc
Thường bị sâu bệnh như bị thân đen, mềm; ngọn lá bị khô, xuất hiện từng mảng nâu, lá nhạt màu. Để phòng bệnh bạn nên chú ý điều chỉnh nhiệt độ cũng như ánh sáng cho cây thích hợp. Nếu rễ và thân bị thối nên điều chỉnh lại lượng nước cho cây, nên tưới ít nước. Bản thân cây là giống cây chứa nước rất dễ bị thối gốc nếu không được thoát nước kịp thời.
ĐỊA CHỈ: ĐIỀN XÁ, NAM TRỰC, NAM ĐINH
HOTLINE: 0984 114 765